Vĩnh Phúc: Quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn

Ngày đăng: 03/09/2014 Lượt xem 5694

 

Điển hình tại huyện Yên Lạc, từ đầu tháng 8 đến nay liên tục có những cơn mưa to và gió mạnh làm lá lúa va đập vào nhau tạo ra các vết thương cơ giới. Kết hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ luôn trong ngưỡng 27 -35 độ C là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh dễ dàng xâm nhập gây hại, đặc biệt là bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn (ĐSVK) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng cũng như năng suất, chất lượng hạt lúa sau này.

 

Theo điều tra và bám sát đồng ruộng của Trạm BVTV huyện Yên Lạc, bệnh ĐSVK bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, kết hợp các điều kiện mưa nắng nóng xen kẽ đã khiến bệnh phát sinh và lây lan rất nhanh. Các xã có diện tích bị nhiễm nặng gồm Tam Hồng, Tề Lỗ, Đồng Văn, Trung Nguyên, Yên Phương… tập trung trên các diện tích cấy các giống nhiễm (Vũ Di 3, KD18, HT1) và các ruộng bón thừa đạm, bón phân không cân đối. Triệu chứng gây hại là những vết đốm sọc trên lá lúa, có thể ở chóp lá, mép lá hoặc trên phiến lá, lúc đầu vết bệnh có màu lục, trong mờ, ranh giới rõ và gợn sau đó có màu nâu thẫm, rồi chuyển sang màu vàng đỏ. Khi bệnh nặng, các vết bệnh có thể liên kết lại với nhau trên phiến lá, làm cho lá bị vàng và khô, nhìn toàn ruộng có màu vàng đỏ và có thể dễ dàng nhìn thấy các giọt dịch vi khuẩn màu nâu vàng ở mặt dưới lá trên những đốm sọc.

 

Trước tình hình trên, UBND huyện đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh ĐSVK. Với sự tham mưu của Phòng NN-PTNT, Trạm BVTV và qua những thí nghiệm thực tế cũng như sự đánh giá cao của nông dân khi sử dụng thuốc phòng trừ bệnh vi khuẩn thế hệ mới (Totan 200 WP), huyện đã trích quỹ dự phòng mua sản phẩm Totan 200 WP của Cty CP BVTV An Giang để phòng trừ bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các xã có tỷ lệ nhiễm bệnh cao.​

Tin liên quan

123movies