Thay đổi phương thức tập huấn cho nông dân để đẩy nhanh việc phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói một số cây trồng chủ lực

Ngày đăng: 16/03/2022 Lượt xem 3317
Việt Nam là một trong số các nước ký nhiều Hiệp định thương mại (FTA). Đây là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa thị trường các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra là hàng hóa cần được sản xuất theo tiêu chuẩn, yêu cầu của các thị trưởng mục tiêu (nước nhập khẩu) và tạo được thương hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
      Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tàm nhìn 20150 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 đã chỉ rõ quan điểm phát triển: “chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu thị trường, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường vào sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững” và “..hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển mới”. Triển khai chiến lược này, ngay từ đầu năm 2022, Cục Bảo vệ thực vật đã và đang thay đổi cách tiếp cận trong việc triển khai các nhiệm vụ quản lý.
        Hiện nay, mã số vùng trồng (MSVT) và mã số cơ sở đóng gói (CSĐG) chưa được ghi nhận nhiều do nhận thức hạn chế của nhiều người dân và doanh nghiệp trong việc bảo vệ mã số đã được cấp, cũng như thấy được giá trị và ý nghĩa của hai loại mã số này. Vì vậy, muốn tạo sự khác biệt của việc quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói trong chuỗi  chính bản thân người nông dân cần phải thay đổi tư duy, nhận thức, không bị động trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm mà phải chủ động quảng cáo vùng trồng cũng như sản phẩm của mình. Muốn vậy, không có cách nào khác phải sản xuất theo quy trình và tuân thủ các quy định để duy trì vùng trồng đáp ứng các điều kiện của nước nhập khẩu. Khi đã làm được vậy thì sản phẩm không chỉ xuất khẩu được mà còn dễ dàng đưa vào các siêu thị lớn trong cả nước do đó việc tìm đầu ra cho sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, giá bán sẽ cao hơn.
        Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục BVTV và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 tỉnh Đồng Tháo và Long An đẩy mạnh phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói các loại cây trồng chủ lực có giá trị xuất khẩu, từ ngày 14- 17/03/2022, Cục Bảo vệ thực thực vật đã thay đổi phương thức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và nông dân về các quy định nhập khẩu MSVT, CSĐG của một số thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Cán bộ của Cục đến từng địa phương, tiếp cận trực tiếp với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và người dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc khó khăn trong sản xuất, cũng như góp phần thay đổi nhận thức của người dân về yêu cầu sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa 

   
Trao đổi với bà con nông dân tỉnh An Giang về quy định kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu tại Hội quán


Hướng dẫn bà con nông dân về các triệu chứng sâu bệnh hại trên bưởi tại một vườn trồng của tỉnh Bến Tre

      Cục BVTV chủ trương bàn giao dần những mã số đã được cấp từ Chi cục về huyện (Trạm Trồng trọt và BVTV huyện, Phòng NN-PTNT huyện). Trong quá trình chuyển giao, Chi cục địa phương cần phối hợp với các đơn vị cấp huyện giám sát mã số vùng trồng theo quy định, yêu cầu của nước nhập khẩu. Hàng năm, Chi cục cấp tỉnh, thành phố sẽ kiểm tra, rà soát lại công tác giám sát mã số vùng trồng đã cấp, với tỷ lệ khoảng 10 - 15% hồ sơ mà Trạm Trồng trọt và BVTV cấp huyện quản lý.
       Định hướng mới này sẽ giúp bà con nông dân hiểu rõ và nắm chắc hơn những yêu cầu xuất khẩu. Trong bối cảnh các nước đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy cách đóng gói, bao bì, cách làm này sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bài bản, bền vững hơn. Xây dựng vùng nguyên liệu dảm bảo chất lượng, dáp ứng các quy định về KDTV và ATTP để sãn sàng phục vụ cho xuất khẩu sẽ giúp các vùng trồng chủ động hơn trong sản xuất.
      Theo kế hoạch, Cục BVTV sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang dự kiến tổ chức 5 lớp tập huấn trên lúa, cây ăn quả và rau màu và Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp 06 lớp tập huấn trên các mô hình sản xuất lúa, xoài trong năm 2022. Ngoài ra, các mô hình “Không dấu chân”, “Canh tác lúa gạo bền vững”, “Mô hình bao lợi nhuận” sẽ được Cục tiếp tục thực hiện.

Tin liên quan

123movies