Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung - Dự báo sâu bệnh gây hại vụ xuân hè, hè thu, vụ 3 năm 2011

Ngày đăng: 16/05/2011 Lượt xem 10915

DỰ KIẾN TÌNH HÌNH
SINH VẬT GÂY HẠI VỤ XUÂN HÈ, HÈ THU,VỤ 3 NĂM 2011

1-Trên cây lúa:

Căn cứ vào nhận định xu thế thời tiết, lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa vụ XH-HT 2011, tình hình sinh vật gây hại trong những năm gần đây và kết hợp với tình hình sinh vật gây hại hiện nay, dự kiến một số đối tượng sinh vật gây hại chính sẽ phát sinh trong vụ như sau:

1.1-Rầy nâu, rầy lưng trắng:

Các tỉnh trong vùng tuy có thay đổi và bổ sung một số giống, nhưng đa số các giống nhiễm rầy. Với điều kiện thời tiết nắng nóng, kết hợp vớiự mưa dông, khả năng rầy nâu, rầy lưng trắng hại nặng trên các giống nhiễm trong vụ là rất lớn và là nguồn lây truyền bệnh vàng lùn-lùn xoắn la (VL-LXL), lùn sọc đen. Trong vụ cần chú ý các đợt rầy sau:

Đợt 1: Cuối tháng 5/2011 - đầu tháng 6/2011, gây hại lúa Xuân hè đòng - trỗ.

Đợt 2: Cuối tháng 7/2011 - đầu tháng 8/2011, gây hại lúa Hè thu chân 2 vụ đòng - trỗ.

1.2-Bệnh VL-LXL, Lùn sọc đen:

Đến nay bệnh VL-LXL đã xuất hiện và gây hại hầu hết các tỉnh trong vùng, gần dõy vụ Đông xuân 2010-2011 ở các tỉnh trong vùng nhất là Quảng Nam, Đà Nẵng bệnh lùn sọc đen đã gây hại 72,6 ha lúa éông xuân, trong đó hại nặng phải tiêu huỷ trên 14 ha. Bệnh lùn sọc đen hại lúa do virus gây ra là bệnh hại nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh với môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ. Trong mấy năm gần đây bệnh lùn sọc đen đã phát sinh và gây hại nặng ở các tỉnh phía Bắc. Vì vậy ngay từ đầu vụ các Chi cục tiếp tục cũng cố hệ thống bẫy đèn, ghi chép, theo dõi diễn biến của rầy vào đèn, đồng thời tập huấn bệnh lùn sọc đen cho cán bộ kỹ thuật, bố trí cán bộ điều tra theo dõi rầy nâu, rầy lưng trắng trên đồng ruộng, thường xuyên thu thập mẫu rầy, mẫu lúa gưỉ đi giám định để phát hiện kịp thời nguồn bệnh, đề ra giải pháp phòng trừ có hiệu quả.

1.3-Chuột:

Chuột hiện nay đang có chiều hướng gây hại tăng dần, nhất là vụ Đông xuân 2010-2011 chuột phát sinh và gây hại nặng ở hầu hết các tỉnh trong vùng, đây là nguồn để phát sinh gây hại cho vụ Xuân hè, Hè thu 2011.

Chuột hại hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Trong vụ có các cao điểm hại chính như sau:

Đợt 1:Trong tháng 4/2011 - đầu tháng 5/2011 , gây hại lúa Xuân hè thời kỳ đẻ nhánh - đứng cái.

Đợt 2: Trong tháng 6/2011 - đến đầu tháng 7/2011, gây hại trên lúa Hè thu đẻ nhánh - đứng cái.

1.4-Lem lép - thối hạt:

Thời tiết trong vụ nắng nóng kết hợp mưa dông, bệnh thường phát sinh hại mạnh trên lúa thời kỳ trỗ – chắc xanh. Đặc biệt những giống lúa lai, giống có dạng hạt bầu tròn thường nhiễm bệnh nặng hơn. Vụ Xuân hè-Hè thu cần chú ý các đợt sau:

Đợt 1:Trong tháng 6/2011, gây hại lúa Xuân hè trỗ - chắc.

Đợt 2: Trong tháng 8/2011, gây hại lúa Hè thu chân 2 vụ trỗ ở các tỉnh đồng bằng, cuối tháng 8 - giữa tháng 9/2011 ở các tỉnh Tây Nguyên và cuối tháng 9 trên lúa vụ3 ( Chân 3 vụ).

1.5-Bệnh khô vằn:

Bệnh phát sinh hại nặng trên lúa Xuân hè-Hè thu vào thời kỳ làm đòng - trỗ . Trong vụ có các cao điểm chính như sau:

Đợt 1: Cuối tháng 5/2011 và trong tháng 6/2011, gây hại lúa Xuân hè ở các tỉnh đồng bằng

Đợt 2: Cuối tháng 7 và trong tháng 8/2011, gây hại nặng trên lúa Hè thu chân 2 vụ ở các tỉnh đồng bằng; trong tháng 8/2011 - đầu tháng 9/2011 ở các tỉnh Tây Nguyên.

1.7-Bọ trĩ:

Vụ Xuân hè và đầu vụ Hè thu thu?ng ít mưa, nắng nóng rất thích hợp cho bọ trĩ gây hại nặng trên lúa ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, trong vụ có các đợt hại chính sau:

Đợt 1:Trong tháng 4/2011 - đầu tháng 5/2011, gây hại lúa Xuân hè thời kỳ mạ-đẻ nhánh.

Đợt 2: Trong tháng 6/2011, gây hại lúa Hè thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh ở các tỉnh đồng bằng; cuối tháng 6/2011 - đầu tháng 7/2011 ở các tỉnh Tây Nguyên.

Đợt 3: Cuối tháng 7 đến đầu tháng 8/2011, gây hại lúa vụ 3.

Ngoài ra sâu CLN hại cục bộ trên lúa lở vụ, lúa gieo; Bệnh đạo ôn, châu chấu đàn hại lúa mùa, lúa rẫy ở các tỉnh Tây Nguyên; Bệnh chết cây, sâu đục thân, bọ xít đen...phát sinh hại cục bộ ở các tỉnh đồng bằng.

2-Trên cây trồng khác:

2.1-Trên cây rau, màu các loại:

Các đối tượng sinh vật gây hại chính trên một số cây trồng như sau:

-Cây ngô: Sâu xám, sâu khoang...hại nhẹ chủ yếu giai đoạn cây con; bệnh gỉ sắt, khô vằn, sâu đục thân+bắp, rệp...hại chủ yếu giai đoạn ngô phát triển thân, lá-trổ cờ, phun râu.

-Cây đậu đỗ: Sâu xám, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh, hại chủ yếu giai đoạn cây con; sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá...hại chủ yếu giai đoạn phát triển thân lá, ra hoa (chú ý sâu hại vụ 1 trong tháng 5, 6 ở các tỉnh Tây Nguyên); bệnh đốm lá, gỉ sắt, sâu đục quả...hại chủ yếu giai đoạn ra hoa, quả cuối vụ.

-Cây rau các loại:( Tây Nguyên)

+Cây rau xanh: Bệnh lở cổ rễ hại chủ yếu giai đoạn vườn ươm và cây con mới trồng, tỉa; sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, bệnh thán thư...hại mạnh thời kỳ phát triển thân lá.

+Cây rau ăn quả: Chú ý bệnh phấn trắng, vàng lá, chết dây...trên cây họ bầu bí giai đoạn ra hoa quả; bệnh héo xanh, bệnh thán thư, rệp...trên cây họ cà giai đoạn phát triển thân lá- quả.

2.2-Trên cây công nghiệp và cây thực phẩm:

-Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy nâu, vảy xanh phát sinh gây hại diện rộng trên cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên tháng 5, 6 và 7; bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, bệnh nấm hồng, bệnh vàng lá thối rễ hại mạnh tháng 9-12; bệnh thối cuống quả, rụng quả hại mạnh tháng 6-8 giai đoạn quả non-chắc xanh. Các đối tượng khác rải rác.

-Cây tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá-thối rễ, bệnh đốm đen mặt dưới lá, thán thư, rệp...hại chủ yếu tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên và rải rác ở các tỉnh đồng bằng giai đoạn ra hoa-quả non.

-Cây mía: Sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh than... hại cục bộ mía đâm chồi-đẻ nhánh; bệnh đỏ bẹ, bệnh rượu lá, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt, rệp bẹ ... hại phổ biến mía vươn lóng-tạo đường. Chú ý xén tóc, bọ hung hại mía giai đoạn đẻ nhánh-vươn lóng.

-Cây điều: Bệnh thán thư, sâu róm đỏ, sâu ăn lá, sâu phỏng lá, câu cấu xanh lớn...hại điều giai đoạn ra lôùc non.

-Cây dừa: bọ cánh cứng hại mạnh ở các vùng trồng dừa vào mùa khô. Đặc biệt các tháng 5,6,7 và 8 tập trung ở các tỉnh đông bằng.

-Cây lạc: Sâu xám, sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá... hại giai đoạn cây con

II. Tổ chức thực hiện
1.Chi cục BVTV các tỉnh nắm chắc kế hoạch sản xuất, sâu bệnh chuyển vụ, nhận định thời tiết của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh; quy luật phát sinh sinh vật gây hại cây trồng những năm gần đây, dự báo sinh vật gây hại cây trồng vụ XH-HT 2011, nhận định các đối tượng sinh vật gây hại chủ yếu trong vụ, thời gian phát sinh, cao điểm gây hại trên các cây trồng chính ở địa phương và những biện pháp kỹ thuật phù hợp trong chỉ đạo bảo vệ sản xuất.

2.Tiếp tục cũng cố hệ thống bẫy đèn và tăng cường theo dõi rầy vào đèn, ghi chép và gửi số liệu về Cục BVTV, Trung Tâm BVTV miền Trung theo qui định, làm tốt công tác dự báo.

3.Tập huấn quy trình sản xuất, sâu bệnh nhất là RN + RLT, bệnh VL-LXL, lùn sọc đen cho bà con nông dân, phát động phong trào diệt chuột, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.

4.Triển khai ứng dụng chương trình IPM trên các cây trồng chính ở địa phương, phối hợp với các cơ quan ban ngành phát động phong trào nông dân thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng trên cây lúa, sản xuất rau an toàn.

5. Tăng cư­ờng kiểm tra, thanh tra, quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

6.Đề nghị Chi cục BVTV các tỉnh nghiên cứu, phổ biến kịp thời nội dung của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và tổ chức thực hiện QCVN 10-38: 2010/BNNPTNT từ 10 tháng 6 năm 2011.

7.Thường xuyên nâng cao chất lượng công tác điều tra phát hiện, ra thông báo. Nắm chắc tình hình thực tế sản xuất, biến động thời tiết, sự phát sinh dịch hại trên đồng ruộng ở địa phương để có biện pháp xử lý thích hợp và kịp thời.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Chi cục BVTV các tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Trung tâm BVTV miền Trung để kịp thời chỉ đạo bảo vệ tốt sản xuất vụ Xuân hè, Hè thu năm 2011.

Tin liên quan

123movies