Hội thảo quản lý bệnh chổi rồng trên nhãn và cây chôm chôm

Ngày đăng: 22/09/2014 Lượt xem 7016

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát kiểm tra công tác dập dịch chổi rồng tại huyện Tam Bình ngày 18/9/2014.     Mặc dù, một số tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang đã công bố dịch và đã nỗ lực phòng trừ, nhưng bệnh chổi rồng chưa được khống chế hiệu quả và hiện có dấu hiệu bùng phát ở nhiều nơi. Vì vậy, một cuộc hội thảo bàn những phương pháp ngăn chặn dịch bệnh chổi rồng đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT tô chức tại Vĩnh Long vào ngày 19/9/2014. Bộ Trưởng Cao Đức Phát tham dự và chỉ đạo giải pháp phòng trị bệnh chổi rồng cũng như gia tăng giá trị xuất khẩu của 2 mặt hàng hoa quả được vào thị trường Mỹ này. Phía tỉnh Vĩnh Long có Ông Phan Anh Vũ phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự.   

 

    Bệnh chổi rồng trên nhãn xuất hiện từ năm 2011 và sau đó đang lây lan nhanh khắp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến cuối tháng 8/2014, diện tích nhãn trong 7 tỉnh, thành (diện tích nhãn tại 8 địa phương bị nhiễm nhưng tỉnh Trà Vinh chưa có báo cáo) vùng ĐBSCL gần 33.000ha, trong đó diện tích nhiễm bệnh chổi rồng trên 15.390ha (5.342ha bị nhiễm nặng, tăng 3.694ha so với tháng 5.2013). Diện tích bệnh chổi rồng trên cây chôm chôm là 79ha (mức độ nhẹ)/22.0000ha diện tích trồng 14 tỉnh, thành khu vực phía Nam.   

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát kiểm tra công tác dập dịch

chổi rồng tại huyện Tam Bình ngày 18/9/2014.

 

​     Cục Bảo vệ thực vật nhận định, thời gian từ tháng 5 đến tháng 9/2014, diện tích nhiễm chổi rồng không tăng nhưng tăng diện tích nhiễm nặng.

 

      Các nhà khoa học của Viện Bảo vệ thực vật và Viện Cây ăn quả miền Nam đã trình bày các kết quả nghiên cứu bệnh chổi rồng trên nhãn và chôm chôm, đề xuất các giải pháp quản lý trong thời gian tới. Tuy nhiên, hội thảo vẫn chưa đưa ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bởi đa số các ý kiến đều cho rằng ngoài nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng, vẫn còn một tác nhân gây bệnh khác mà đến nay chưa tìm ra được. Trước mắt, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cắt cành, tỉa tán, phân loại mức độ để có giải pháp kỹ thuật chăm sóc, điều trị phù hợp.

 

 

     Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu các bộ ngành, và địa phương phải đưa ra một quy trình cụ thể để phòng ngừa triệt để bệnh chổi rồng trên cây nhãn và chôm chôm nhằm tạo điều kiện khôi phục sản xuất. Đây là vấn đề rất quan trọng và phức tạp, vì vậy muốn phòng chống hiệu quả phải có cơ sở khoa học, xác định đúng tác nhân gây bệnh để có chiến lược tổng thể và các giải pháp cụ thể phòng chống dịch bệnh hữu hiệu và lâu ​dài. Để làm được điều này, ngành nông nghiệp và các địa phương phải huy động tổng lực, đặc biệt lưu ý đẩy mạnh hợp tác và tham khảo kinh nghiệm nghiên cứu quốc tế.

 

Tin liên quan

123movies