Cục Bảo vệ thực vật và FAO hợp tác quản lý sâu keo mùa thu bền vững

Ngày đăng: 10/11/2023 Lượt xem 4129
Trong phạm vi dự án hỗ trợ kỹ thuật “Mở rộng phạm vi quản lý Sâu keo mùa thu bền vững tại Việt Nam” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông phê duyệt theo Quyết định số 2323/QĐ-BNN-HTQT ngày 13/6/2023. Từ ngày 06 - 09/11/2023, Cục Bảo vệ thực vật và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã tổ chức đoàn công tác đi thăm một số mô hình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu (IPM/ IPHM) trên cây ngô. Đồng thời, làm việc với một số cơ quan và đơn vị liên quan để đánh giá thực tế các biện pháp quản lý và giám sát sâu keo mùa thu tại Việt nam hiện nay, nhằm xây dựng quy trình quản lý sâu keo mùa thu bền vững trong thời gian tới.

Đoàn công tác đi thăm mô hình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu (IPM/ IPHM) tại xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai


Thăm làm việc tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật

       
Đoàn công tác thăm làm việc tại Viện Bảo vệ thực vật, 
Phó viện trưởng Trịnh Xuân Hoạt tiếp đoàn


     
Đoàn công tác thăm làm việc tại Ủy ban nhân dân xã Trung Kiên, thăm mô hình trình diễn các biện pháp quản lý sâu keo mùa thu của Viện Bảo vệ thực vật tại huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc


        
Đoàn công tác thăm làm việc tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ và thăm mô hình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu (IPM/ IPHM) tại xã Bình Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Tiến sĩ Ravindra Chandra Joshi, chuyên gia kiểm soát sinh học của FAO, sau khi thăm quan một số mô hình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu (IPM/ IPHM) tại Việt Nam, đã đánh giá: rằng “Việc ứng dụng bẫy bả chua ngọt và mồi bẫy pheromone để giám sát và phòng chống trưởng thành sâu keo mùa thu là một trong những biện pháp sinh học diệt sâu hại hiệu quả và an toàn”.
Thời gian sắp tới, Cục Bảo vệ thực vật và FAO sẽ tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ và phối hợp với các cơ quan liên quan tại Việt Nam để xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý sâu keo mùa thu bền vững. Đồng thời, phát triển tài liệu đào tạo và tổ chức các lớp đào tạo giảng viên TOT và lớp huấn luyện nông dân (FFS) về quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu (IPM/ IPHM). Những tài liệu này sẽ được phát hành để kịp thời đưa các tiến bộ kỹ thuật về Bảo vệ thực vật đến bà con nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, giảm thiểu rủi ro từ thuốc BVTV, đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe con người, cũng như đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.






Tin liên quan

123movies