Biện pháp quản lý sâu hại trái đào gây ra hiện tượng Mặt mèo (catfacing)

Ngày đăng: 04/08/2015 Lượt xem 9193

 

    Các nhà khoa học tại trường Đại học Bắc Carolina đã đăng tải một nghiên cứu trên tạp chí HortScience, trong đó có các hướng dẫn có thể giúp tăng sức sống và năng suất quả, đồng thời hạn chế thiệt hại do các loài sâu hại thuộc Bộ cánh nửa, còn gọi là "catfacing", là loài côn trùng gây thiệt hại và làm méo trái đào và những loại trái cây khác.

 


Connie Fisk, Michael Parker và Wayne Mitchem từ Khoa Khoa học Trồng trọt tại trường Đại học Bắc Carolina đã tiến hành một nghiên cứu trên cây đào non để kiểm tra sáu mảnh đất không có thảm thực vật dưới cây (bề ngang). Các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm phương pháp tưới bổ sung.

 


Mike Parker - tác giả của công trình nghiên cứu đã giải thích rằng, thiệt hại đáng kể cho cây đào có thể xảy ra ở Bắc Carolina do côn trùng cánh nửa, như bọ xít. "Thiệt hại từ côn trùng này dẫn đến hiện tượng méo quả (thường liên quan tới loài catfacing) và đã được quản lý bằng cách sử dụng 2-4 thuốc trừ sâu vào đầu vụ", Parker nói.

 


Fisk, Parker, Mitchem đã tiến hành các thử nghiệm sử dụng sáu bề ngang của mảnh đất không có thảm thực vật (0; 0,6; 1,2; 2,4; 3 và 3,6 m) có hoặc không có tưới vi phun (microsprinkler) cho cây đào non 'Contender'. Dữ liệu được thu thập trong hơn 6 năm ở trạm nghiên cứu Sandhills tại Jackson Springs, Bắc Carolina.

 


"Thiết diện cắt ngang (TCSA) – thước đo tăng trưởng của cây, đã tăng khi tăng bề rộng của mảnh đất không có thảm thực vật. "TCSA cũng tăng khi tưới; cây trồng có tưới có TCSA trung bình lớn hơn 1,2 lần so với cây trồng mà không tưới".

 


Kết quả cũng cho thấy, năng suất quả đào, trọng lượng quả trung bình, và đường kính trung bình của quả đã tăng lên khi tưới trong thời gian 3 năm trong tổng số 5 năm (2 năm cao hơn so với lượng mưa trung bình, do đó làm giảm sự cần thiết phải tưới bổ sung).

 

 

Liên quan đến hạn chế hoặc kiểm soát côn trùng catfacing, kết quả cho thấy lợi ích với một mảnh đất không có thực vật tại gốc cây (loại trừ tất cả cỏ dại) ở mảnh hẹp 0,6 m. "Điều này có thể giảm lượng thuốc trừ sâu cần phun mỗi năm", các nhà khoa học cho biết. "Việc sử dụng một mảnh đất không có thảm thực vật ở hàng cây chắc chắn sẽ không loại bỏ sự cần thiết phải phun thuốc trừ sâu, nhưng sẽ khiến cho thuốc trừ sâu có hiệu quả hơn", các tác giả cho biết.​

Tin liên quan

123movies