Lan tỏa chương trình IPM - hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững

Ngày đăng: 04/11/2020 Lượt xem 3564

Ngày 3/11/2020, Tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết khóa đào tạo giảng viên IPM (TOT) trên cây lúa vụ mùa năm 2020 tại các tỉnh phía Bắc. Với sự ủng hộ nguồn lực của Tổchức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam, Cục BVTV đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT giao nhiệm vụ triển khai các khóa đào tạo giảng viên IPM nhằm xây dựng lực lượng hạt nhân, tiến tới đào tạo, tập huấn IPM cho các địa phương. Đây là một trong 2 khóa đào tạo giảng viên về IPM của Cục BVTV được tổ chức đồng thời tại 02 khu vực phía Bắc và phía Nam.

Tham dự hội nghị cóThứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, đại diện Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam, lãnh đạo Cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia...

Với phương pháp TOT –Training of trainers (đào tạo giảng viên), 30 học viên của khóa tập huấn đến từ12 tỉnh/thành phía Bắc được lựa chọn khóa đào tạo kéo dài 105 ngày (tại Trung tâm BVTV phía Bắc – Cục BVTV). Đây là những người có chuyên môn sâu, được các Chi cục Bảo vệ thực vật, địa phương lựa chọn kỹ càng để học và về truyền đạt lại cho cấp cơ sở. Trong khuôn khổ khóa đào tạo, Trung tâm BVTV phía Bắc cũng đã phối hợp với UBND 5 xã/thị trấn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tổ chức 5 lớp huấn luyện nông dân (FFS), với tổng số 150 nông dân tham gia trên cây lúa vụ mùa năm 2020. Đây cũng chính là nơi để các học viên trực tiếp triển khai tập huấn cho nông dân từ các kiến thức đã học trong khóa đào tạo.

Kết thúc khóa đào tạo,100% học viên đã đạt kết quả tốt tại bài kiểm tra cuối khóa. Nhìn chung, cá chọc viên đã tiếp thu kiến thức, trao đổi, thảo luận và trực tiếp thực hành ngoài đồng ruộng.

Các học viên đã hoàn thành các nội dung chuyên sâu về chương trình Quản lí dịch hại tổng hợp (IPM), với các kiến thức và kỹ năng chuyên môn như các nguyên tắc về IPM; các biện pháp kỹ thuật IPM và liên quan (như ICM, SRI, 3 giảm – 3 tăng, canh tác kết hợp lúa - cá, lúa - tôm bền vững...); các vấn đề về an toàn thực phẩm.

Học viên cũng được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn như nghiên cứu đồng ruộng; hệ sinh thái; snh lícủa cây lúa; sinh vật gây hại và các biện pháp quản lí; sinh vật có ích và các biện pháp quản lí; nuôi côn trùng; vòng đời và mạng lưới thức ăn; thuốc bảo vệ thực vật; các kỹ năng điều tra, đánh giá...

Bên cạnh đó, học viên đã được các chuyên gia hàng đầu, giàu kinh nghiệm về chương trình IPM tại Việt Nam trực tiếp giảng dạy chuyên sâu về các kỹ năng truyền thông về IPM như:Truyền thông về đấu tranh sinh học trong IPM; truyền thông về công tác BVTV trong tình hình mới; truyền thông về hệ sinh thái; tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp...

Kết quả tại các điểm thí nghiệm áp dụng chương trình IPM trên lúa vụ mùa 2020 cho thấy: Khi áp dụng quản lí hệ sinh thái theo IPM (phun thuốc khi cần thiết), bón phân cân đối (bón đạm vừa phải, tăng ka-li), lịch bón phân phù hợp..., giúp cây lúa sinh trưởng tốt, trỗ bông đều, năng suất cao hơn phương pháp thông thường mà nông dân áp dụng, đồng thời giảm được chi phí sản xuất...


Tin liên quan

123movies