Hội nghị “Phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên”
Hiện nay, sâu keo mùa thu đã phát sinh và gây hại cục bộ ở hầu hết các tỉnh có trồng ngô trên cả nước.Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh trên toàn quốc đến ngày 12/7/2019, tổng diện tích nhiễm sâu keo mùa thu gây hại trên ngô Hè Thu toàn quốc là 14.893 ha, nhiễm nặng 1.254 ha, diện tích phòng trừ 7.227 ha. Các tỉnh bị nhiễm nặng loại sâu này là Sơn La, Điện Biên, Lạng sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Đồng Nai, Đắc Lắk, Nghệ An. Mức độ gây hại và lây lan nhanh chóng của sâu keo đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo và chỉ đạo quyết liệt trong thời gian qua. Hội nghị này là một trong nhiều hoạt động nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch sâu keo mùa thu hại ngô.
Hội nghị đã có những tổng kết đánh giá tình hình chỉ đạo triển khai các hoạt động giám sát, ngăn ngừa, ứng phó với sự lây lan và gây hại của sâu keo mùa thu trên toàn quốc, đồng thời dự báo tình hình phát sinh gây hại của loại sâu này trong thời gian tới đối với ngô Hè Thu và ngô Đông.
Hội nghị cũng đã nêu ra những khó khăn trong phòng chống sâu keo mùa thu như: cùng thời điểm sâu non có nhiều tuổi khác nhau nên hiệu quả của thuốc phun không cao, thời vụ kéo dài, gối nhau tạo điều kiện cho nguồn sâu keo lay lan. Hội nghị nhận được nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp quản lý và các kiến nghị như tiếp tục đẩy mạnh thông tin truyên truyền về tác hại và biện pháp phòng chống sâu keo mùa thu, công tác nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào chỉ đạo sản xuất, đặc biệt nhân nuôi và thả các loài sinh vật có ích như ong ký sinh, côn trùng bắt mồi ăn thịt, nấm ký sinh, nấm đối kháng, vi khuẩn và virus gây bệnh côn trùng, …