Quản lý rầy hại lúa theo cộng đồng

Ngày đăng: 31/03/2011 Lượt xem 6446

Đây là mô hình thí điểm của Dự án "Nâng cao năng lực và cải cách chính sách nhằm giảm thiểu nguy cơ do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gây ra ở Việt Nam" do Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) tài trợ trong vụ mùa năm 2010, tại xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu (Nam Định).

 
 

Để triển khai mô hình này, Sở NNPTNT Nam Định đã thu thập tình hình rầy và các bệnh virus do rầy môi giới lây truyền; điều tra chọn điểm tại nơi bị bệnh lùn sọc đen (LSĐ) gây hại nặng ở vụ mùa năm trước; tổ chức hội thảo, tập huấn về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), phương pháp canh tác lúa sinh thái, tăng năng suất, nhưng giảm chi phí đầu vào (SRI) cho 30 nông dân tham gia mô hình.

Trên khu ruộng mô hình sẽ thực hiện các biện pháp phòng LSĐ theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT: Bố trí bẫy đèn, theo dõi rầy vào ban đêm; cấy giống lúa bắc thơm 7, nàng xuân, nếp 97 theo IPM và SRI... Theo đó, các cán bộ kỹ thuật tiến hành che màn cho mạ trên diện tích 1.500m2, áp dụng các công thức liều lượng đạm trên diện tích 720m2, không xử lý hạt giống trên 1.500m2, theo dõi triệu chứng bệnh LSĐ ở từng giai đoạn.

Bước đầu những ruộng tham gia mô hình áp dụng biện pháp tổng hợp, thâm canh lúa cải tiến, quản lý rầy ngay từ đầu vụ đã giúp cây trồng khoẻ, tiết kiệm 2kg đạm/sào, hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là rầy nâu - rầy lưng trắng và bệnh LSĐ, giảm từ 1-2 lần phun thuốc BVTV/vụ. Hơn nữa, rầy lưng trắng, rầy cám được quản lý chặt ngay từ đầu vụ và giai đoạn đẻ nhánh, nhổ vùi cây bị bệnh khi mới xuất hiện, đã góp phần hạn chế đáng kể bệnh LSĐ trên lúa.

Theo Chi cục BVTV Nam Định, vụ mùa năm 2010, số ruộng bị nhiễm rầy là 1.330ha, bệnh chỉ xuất hiện rải rác, theo ổ chòm và phân bố theo rảnh, khóm nên thiệt hại không nhiều. Trong khi 2009, trên địa bàn tỉnh đã có gần 20.000ha lúa bị bệnh LSĐ, trong đó có 8.093ha mất trắng.

Tin liên quan

123movies