Chương trình IPM quốc gia của Việt Nam được triển khai từ năm 1992, với sự hỗ trợ của FAO (Chương trình IPM liên quốc gia) để đối phó với tình hình bộc phát của sâu hại (rầy nâu và sâu cuốn lá nhỏ) trên cây lúa do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Sau đó, một số chương trình được triển khai tiếp theo như: Chương trình IPM cộng đồng, IPM trên cây rau, bông; chương trình bảo tồn và ứng dụng đa dạng sinh học trong cộng đồng Châu Á cũng như hợp phần IPM trong khuôn khổ hỗ trợ ngành nông nghiệp từ năm 2000. Ở cấp trung ương, Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối và quản lý Chương trình IPM quốc gia. Ở cấp tỉnh chương trình được thực hiện thông qua các Chi cục bảo vệ thực vật. Hiệu quả của Chương trình IPM quốc gia đã được cộng đồng công nhận trong suốt thời gian nói trên.
Mục tiêu của Chương trình IPM là áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) dựa trên phương pháp tiếp cận sinh thái, giúp người nông dân hiểu rõ hệ sinh thái đồng ruộng, sửdụng các phương thức canh tác hợp lý, đưa ra các quyết định hiệu quả trong quảnlý hệ thống sản xuất, hướng tới mục tiêu trồng cây khỏe và giảm thiểu mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Từ đó, xây dựng một nền sản xuất bềnvững.
Học viên phát biểu cảm tưởng tại buổi bế mạc
Trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu và đẩy mạnh thương mại quốc tế nông sản như hiệnnay, đê góp phần bảo đảm an ninh lương thực, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏẻ cộng đồng và phát triển nông nghiệp bền vững, Bộ Nông nghiệp và PTNTđã ban hành quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 2/6/2015 về phê duyệt đề án: “Đẩymạnh quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020”.
Thực hiện Quyết định số 691/QĐ-BVTV-TV ngày 21/4/2020 của Cục BVTV, từ ngày 22/6/2020 đến 4/10/2020, lớp TOT IPM trên cây lúa vụ Thu Đông 2020 đã được tổ chức cho 30 học viên là các cán bộ kỹ thuật từ các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp của 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và 04 tỉnh miền Trung (Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắc Lắc) nhằm đào tạo đội ngũ giảng viên IPM trên cây lúa có đầy đủ kỹ năng chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, tổ chức triển khai chương trình IPM đáp ứng yêu cầu bảo vệ sản xuất cho địa phương.
Sau hơn 3 tháng học tập, trải qua các thực nghiệm IPM trên đồng ruộng, các học viên được làm việc theo nhóm, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền đạt và biết được phương pháp tổ chức triển khai thực hiện 05 lớp huấn luyện cho 150 nông dân tại tại các địa phương của huyện Châu Thành, Tân Phước, Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Kết quả học tập của lớp có sự tiến bộ rất rõ thông qua bảng điểm kiểm tra đầu và cuối khóa. Với những kiến thức đã lĩnh hội được, giúp các học viên có định hướng cụ thể trong đề xuất ứng dụng, triển khai tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của tỉnh nhà sau khi trở về địa phương công tác.
Hình ảnh các giảng viên và học viên tham gia lớp học
Khóa đào tạo giảng viên TOT IPM đã hoàn thành nhiệm vụ học tập theo kế hoạch đề ra. Khóa học đã nhận được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và PTNT và nguồnkinh phí đống góp của một số đơn vị, sự ủng hộ và tổ chức của Cục BVTV, ban lãnh đạo Trung tâm BVTV phía Nam, và sự tham gia các giảng viên lớp TOT đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khóa học thu được kết quả đáng ghi nhận trong điều kiện dịch bệnh COVID 19 như hiện nay.
Hiện nay, số lượng giảng viên qua đào tạo vẫn còn quá ít chưa đáp ứng được việc triển khai chương trìnhIPM ở địa phương. Đặc biệt trong tình hình ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến dịch hại rất phức tạp, đồng thời việc sản xuất phải đáp ứng yêu cầu nông sản an toàn để phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu, vì vậy việc đào tạo lực lượng giảng viên IPM cho các địa phương trong thời gian tới là rất cần thiết cũng như đáp ứng việc thực thi Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV nói trên. Khóa đào tạo giảng viên TOT-IPM đợt này là khởi đầu để tiếp tục nhân rộng chương trình đào tạo giảng viên IPM và mởrộng đào tạo và triển khai nhân rộng áp dụng biện pháp IPM trên rau màu và câyăn quả cho các địa phương trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu phát triển.