Sản xuất lúa theo Gap là mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn, sạch bệnh được thống nhất trên toàn cầu. Từ vụ đông xuân năm 2009-2010, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đã chỉ đạo cho ngành Nông nghiệp vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long hướng dẫn và khuyến khích nông dân áp dụng mô hình sản xuất này để nâng cao giá trị hạt gạo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thời gian qua, tại các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng và An Giang đã có khoảng 190 ha lúa sản xuất đạt theo tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt (Global GAP). Nhằm thực hiện đạt tiêu chuẩn này, nhà nông phải áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo các yếu tố an toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Với chuyên đề “Sản xuất lúa theo GAP” là nội dung trọng tâm tại diễn đàn khuyến nông @ lần thứ 5-2010, do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia tổ chức tại tỉnh Tiền Giang, với sựchủ tọa và có sự chủ trì của Ông Bùi Bá Bổng Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành của cục Trồng trọt, cục Bảo vệ thực vật, viện KHKT NN miền Nam, viện Lúa ĐBSCL, lãnh đạo của các chi cục BVTV, sở NN-PTNT, sở KHCN, Trung tâm Khuyến nông và đông đảo bà con nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL.
Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, mô hình sản xuất lúa Global GAP hơn 100 ha tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, có sự bao tiêu sản phẩm của công ty ADC bước đầu đem lại kết quả cao và đang được nhân rộng ra một số địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Mô hình này giúp nông dân trồng lúa GAP bán được giá cao hơn lúa thường 20%. Điển hình ở HTX Mỹ Thành sau khi thực hiện thành công chương trình “Xây dựng quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn” và được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Quy trình SXCLC, an toàn đã được nông dân chấp nhận và áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực: giảm chi phí sản xuất, giá bán lúa cao hơn và tăng lợi nhuận từ 14,81% - 18,25% so với ngoài vùng quy hoạch.
Đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn” sau 2 năm được Sở nông nghiệp&PTNT Tiền Giang ban hành, diện tích và số hộ nông dân tham gia sản xuất theo quy trình ngày càng tăng, ban đầu diện tích là 49,9 ha với 62 hộ, dự án kết thúc lên đến 78,2 ha với 85 hộ tham gia. Sau 3 năm liên tiếp áp dụng quy trình SXLCLC, an toàn năm 2008 Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KH&CN đã quyết định chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tập thể “Gạo chất lượng cao, an toàn Mỹ Thành được sản xuất theo quy trình an toàn được chứng nhận”. HTX Mỹ Thành đến nay diện tích tăng lên 189 ha với 209 hộ nông dân ở 2 xã Mỹ Thành Namvà Mỹ Thành Bắc tham gia. Trãi qua một quá trình dài trong sản xuất để được cấp nhận đạt các tiêu chuẩn chứng nhận GlobalGAP. Tiếp tục năm 2009 Công ty TNHH TU4V SU4D PSB Việt Nam trao chứng nhận cho HTX Mỹ Thành, đây là mô hình sản xuất lúa gạo đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận này. Sản phẩm lúa gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP được Công ty ADC bao tiêu với giá cao hơn 20% so với lúa SX thường, bán giá cao đã đáp ứng được mong muốn của các xã viên của HTX và hộ nông dân sản xuất địa phương
Đối với nông dân ngày nay, sản xuất lúa theo GAP không còn là mới với nông dân nhưng cũng chưa hẳn là phổ biến, chưa phát triển rộng khắp vùng ĐBSCL với nhiều lý do như: SX cần áp dụng theo qui trình nghiêm ngặt từ khâu giống, sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV và cả khâu thu hoạch và chế biến. Vai trò của Khuyến nông với sản xuất lúa theo GAP cũng đóng vai trò quan trọng trong thông tin tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật và tập huấn đào tạo nghề nông cho nông dân để đảm bảo sản xuất theo đúng qui trình kỹ thuật GAP, đồng thời cũng hướng dẫn cho bà con nông dân áp dụng phối hợp các biện pháp kỹ thuật khác như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM)…
Tại diễn đàn khuyến nông, đa số các đại biểu đều khẳng định sản xuất lúa theo GAP là hướng đi tất yếu của nên nông nghiệp hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhà quản lý cũng khuyến cáo rằng sản xuất lúa theo GAP không nên làm ồ ạt mà phải liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ sản xuất và chi phí để có chứng chỉ GAP hay GloBaL GAP làm tăng giá thành sản phẩm. Mặc khác, các nhà khoa học cũng khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng nhằm giảm phân bón, thuốc hóa học, đồng thời khuyến khích bà con nông dân nên sử dụng phân bón vô cơ N,P,K đáp ứng đủ thành phần không thể thiếu cho cây lúa ở mọi giai đoạn.
Nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo Việt Nam. Gần đây chất lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam đã dần dần được nâng lên, thể hiện ở giá bán gạo xuất khẩu của Việt Nam đã cao hơn giá gạo của Thái Lan trên thị trường thế giới, tuy nhiên để sản xuất lúa theo GAP được phát triển rộng và bền vững diễn đàn cũng kiến nghị nhà nước cụ thể là Bộ NN-PTNT sớm ban hành tiêu chuẩn Việt GAP cho lúa, các địa phương cần có kế hoạch qui hoạch lại đồng ruộng để có khu sản xuất lúa với diện tích lớn, đồng thời cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng lúa gạo.