Bội thu nhờ... ít phun thuốc

Ngày đăng: 18/01/2011 Lượt xem 10511

Vừa qua, NNVN phản ánh thực trạng cùng một số ý kiến của độc giả về vấn đề quá lạm dụng thuốc BVTV, khiến dịch rầy bộc phát cuối vụ, gây thiệt hại lớn trên lúa vụ mùa tại ĐBSH (đặc biệt tại Thái Bình).

Để minh chứng điều này, chúng tôi xin giới thiệu một số địa phương vừa thực hiện quy trình canh tác lúa theo hệ thống (SRI), hướng ít sử dụng thuốc trừ sâu trong vụ mùa 2010, nhưng vẫn đạt được hiệu quả hết sức mĩ mãn.

Chưa năm nào, nôngdân trồng các giống lúa chất lượng cao nhưtám thơm, nếp cái hoa vàng... ở xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) lại hồ hởi vì vụ mùa bội thu nhưnăm nay. Không vui sao được, khi những cánh đồng ngoại thành Hà Nội giống nhưnhững ổ sâu bệnh, đặc biệt là cháy rầy và héo cổ bông cuối vụ. Nguy hiểm hơn là những giống lúa chất lượng cao rất dài ngày.

Như ở Thụy Lâm thời điểm này, lúa mới bắt đầu chín đỏ đuôi, trong khi hầu hết các xã lân cận đều đã thu hoạch xong hơn nửa tháng nên sâu, rầy dồn hết tới đây. Thế nhưngthời điểm này về Thụy Lâm, lúa vẫn sáng rực. Vụ mùa năm nay, chúng tôi cũng đi nhiều địa phương ở ĐBSH nhưng có lẽ không nơi nào lúa sáng hạt, bông to, hạt mẩy, sạch bệnh nhưở Thuỵ Lâm. Điều đặc biệt là vụ mùa 2010, lần đầu tiên nông dân Thụy Lâm mạnh dạn áp dụng quy trình canh tác lúa theo hệ thống phòng tổng hợp. Theo đó, lượng phân bón, đặc biệt là thuốc trừ sâu được cắt giảm hơn một nửa so với trước đây, nhưng bất ngờ là lúa lại đạt năng suất cao chưa từng thấy, và sâu bệnh tới thời điểm này gần nhưmất tăm.

Chị Trương Thị Quyến (thôn 7, xã Thụy Lâm) mừng hả hê bên 6 sào lúa nếp cái hoa vàng dự tính:

“Lúa chất lượng cao ở Thụy Lâm lâu nay kịch lắm cũng chỉ đạt 1,5 tạ/sào. Bình quân thì chỉ 1,2 tạ/sào đã là được mùa. Nhưng vụ mùa năm nay sẽ không có hộ nào đạt dưới 1,8 tạ/sào. Có hộ tốt có thể đạt trên 2,2 tạ/sào”. Với giá thóc nếp cái hoa vàng thương lái tại Hà Nội thu mua hiện nay từ 1,8 đến 2 triệu đồng/tạ, thì người trồng lúa ở Thụy Lâm năm nay thắng to!

Bà Nguyễn Thị Chất cùng thôn 7 xã Thụy Lâm mừng rơn ước tính, với 8 sào lúa, năm nay sẽ cầm chắc không dưới 20 triệu đồng, trừ chi phí. Bà Chất kể, cái lệ của dân trồng lúa ở Thụy Lâm lâu nay là vẫn để mạ già tới 30-35 ngày mới đưa ra ruộng. Cấy xong hơn một tuần thì bắt đầu bón đạm. Về thuốc trừ sâu thì cứ cấy xong hơn chục ngày, nếu ra ruộng thấy biểu hiện thì bắt đầu phun.

Mỗi vụ, nhà năng phun thuốc có khi 7-8 lần. Mà mỗi lần, đại lý bán thuốc họ bốc cho một nắm tới 4-5 loại thuốc khác nhau, đem về trộn lẫn vào bình đem phun. Nhưnhà bà Chất 8 sào thì tốn không dưới 250 nghìn/lần. Quy ra, mỗi vụ hết hàng triệu tiền thuốc trừ sâu, mà quái là càng phun, thì cuối vụ năm nào càng bị rầy phá, rồi héo cổ bông, đục thân... đủ thứ.

Đầu vụ mùa 2010, dân Thụy Lâm được tham gia 3 lớp học về kỹ thuật canh tác lúa có hệ thống do Chi cục BVTV Hà Nội tổ chức. Theo đó, thay vì cấy mạ già nhưtrước đây, nông dân phải cấy mạ non từ 15 đến 20 ngày. Trong khi làm đất, phải bón vùi phân bón nhưđạm, lân, phân chuồng, vôi bột... theo đúng tỉ lệ hướng dẫn. Thay vì bón dồn phân bón nhưtrước đây, lượng phân được chia thành nhiều đợt bón rải đều vụ theo tỉ lệ quy định. Sau cấy 10-12 ngày, ruộng phải được tháo cạn, để khô. Đến 30 ngày sau cấy, lại tháo cạn ruộng thêm một lần nữa. Thay vì cấy mỗi khóm 5-7 dảnh nhưtrước đây, bà con chỉ được cấy từ 1-2 dảnh/khóm. Khi cấy, phải trừ các hàng để trống xen kẽ nhằm tiện chăm sóc và lúa có đủ ánh sáng...

Về phun thuốc trừ sâu, thay vì bạ đâu phun đó, nông dân chỉ được phun theo “lệnh” của HTX. Cụ thể, sau cấy 1 tháng dân mới phải phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ (nếu có). Trong vụ, nếu phát hiện khô vằn, đục thân mới phải phun lần 2. Tới cuối vụ nếu có rầy mới phải phun trừ rầy lần cuối. Đặc biệt, mỗi lần phun, chỉ dùng 1 loại thuốc chứ không dùng hỗn hợp 4-5 loại một lúc nhưtrước đây...

Chị Lê Thị Quý (thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm) nhớ lại: “Vụ đầu nghe theo kỹ thuật canh tác này, cấy thì chỉ được 1-2 dảnh/khóm. Lúc cấy xong dân cứ tưởng nhưchưa cấy. Thuốc sâu lại không thấy thông báo phun trừ gì cả nên dân bảo vụ này mất là chắc. Thế mà chỉ sau cấy hơn 1 tháng, lúaphát triển không ngờ. Cháy rầy cuối vụ năm nay không thấy nhưmọi năm nữa... Lợi hơn nữa là chi phí thuốc trừ sâu, lượng giống, công chăm sóc giảm hơn 1 nửa, chỉ còn từ 3-4 trăm nghìn đồng/sào, so với các vụ trước phải tới 600 nghìn đồng/sào”.

Mặc dù mới vụ đầu tiên áp dụng quy trình SRI vào canh tác, nhưng những hiệu quả thực tế của nó đang làm nông dân Thụy Lâm vô cùng phấn khởi và tin tưởng. Theo UBND xã Thụy Lâm, từ hơn250 hecta thử nghiệm trong vụ mùa 2010, xã sẽ mở rộng ra 100% diện tích toàn xã (650 hecta) trong vụ ĐX sắp tới.

Về những hiệu quả của phương pháp canh tác theo SRI, ông Ngô Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) – người rất tâm huyết mở rộng quy trình kỹ thuật này giải thích:

- Ngoài các quy trình bón phân, việc cấy ít dảnh/khóm vừa giúp lúa có đủ ánh sáng, khi lúa đẻ nhánh tối đa sẽ rất thoáng, hạn chế nơi làm tổ của sâu bệnh, đặc biệt là rầy. Nhờ vậy bông, hạt lép hạn chế tối đa, tỉ lệ bông, hạt hữu hiệu gần nhưđạt trên 95%. Việc cấy mạ non sẽ giúp lúa đẻ khỏe tối đa nên sẽ đạt yêu cầu mật độ cần thiết, năng suất không giảm mà còn tăng cao hơn.

- Kỹ thuật tháo cạn nước 2 lần/vụ giúp đất tơi xốp, thanh lọc sâu bệnh, giúp rễ ăn sâu hơnvào đất nên cây lúa khỏe, chống đổ, kháng bệnh tốt.

- Đặc biệt, không nên sử dụng thuốc xử lí hạt giống. Ở giai đoạn lúa non dưới 30 ngày, khả năng đề kháng và sức hồi phục của lúa rất tốt. Bên cạnh đó, thường thì các loại thiên địch của rầy và các loại sâu có mặt trên đồng ruộng trước khi có sâu, rầy. Đây là giai đoạn thiên địch đang hình thành phát triển nên nếu phun thuốc BVTV lạm dụng sẽ diệt hết thiên địch, khiến rầy cuối vụ hay bộc phát. Nông dân không nên phun kết hợp các loại thuốc cùng một lúc, mà chỉ phun mỗi lần 1 loại theo đúng kỹ thuật.

Tin liên quan

123movies