Thành công quản lý rầy nâu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày đăng: 17/01/2011 Lượt xem 3820

TS. Nguyễn Văn Huỳnh (Đại học Cần Thơ).

Theo dự kiến thì trong năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu đến 6,5 triệu tấn gạo, tăng 13% của năm 2009, có thể đạt doanh thu khoảng 3 tỉ USD, và là kỷ lục cao nhất trừ trước đến nay. Trong số này có đến khoảng 70% là gạo xuất xứ từ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sở dĩ được nhưthế, một phần là vì thương trường gạo thế giới đang mở rộng, còn chủ yếu là do Việt Nam đã rất trúng mùa trong năm qua, đặc biệt là ở ĐBSCL với năng suất vụ hè thu có nơi lêntrên 6 t/ha, và vụ đông xuân gần 7 t/ha.

Thành tích này là kết quả nổi bật của sự chỉ đạo rất chặt chẽ và tiên tiến về nông nghiệp ở trong vùng, đặc biệt là về công tác bảo vệ thực vật đã khắc phục được khả năng gây hại của rầy nâu và bệnh Vàng Lùn do rầy nâu lan truyền. Cho đến nay thì dịch rầy nâu mà Thủ Tướng đã phát lệnh phòng trừ từ đầu năm 2006 vẫn còn có hiệu lực và Ban chỉ đạo chống rầy vẫn còn họat động một các khẩn trương, bởi vì mặc dù rầy nâu không còn gây hại được các trà lúa chính vụ, nhưng mật số của chúng vẫn phát triển quanh năm trên đồng ruộng do hầu hết diện tích đều thâm canh 2-3 vụ/năm mà khả năng kháng rầy của các giống lúa hiện nay còn rất yếu.

Giáo sưYohan A. Song của Hàn Quốc khi đến thăm Bến Ninh Kiều (Cần Thơ) với chúng tôi vào ban đêm đã rất ngạc nhiên là sao rầy nâu vào đèn dày đặc đến thế mà lúa của các bạn vẫn trúng mùa ?! Và mới vừa rồi chúng tôi đi dự lễ tổng kết 5 năm thành công của chương “Hợp tác 4 nhà” ở mô hình của ấp Cầu Tre thuộc huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) thì lúa ở ngoài đồng đang xanh tốt nhưng rầy nâu vào đèn cao áp dày đặc nhưđể cùng dự tiệc liên hoan và múa Lân Thôn với bà con nông dân và quan khách.

Hiện nay nhiều nước trong khu vực cũng đang bị rầy nâu tấn công do cũng muốn thâm canh tăng vụ để gia tăng sản lượng nhưThái Lan, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, và họ vẫn còn dùng thuốc hóa học là chính nên trị không được và nhiều nông dân đã mất mùa. Đặc biệt là Thái Lan đã mất gần 1 triệu tấn lúa trong năm 2009 và nhà nước đã phải hỗ trợ hàng triệu USD cho nông dân. Chuyên viên của IRRI đã được mời đến giám sát và đề nghị nên tham khảo kinh nghiệm quản lý rầy nâu đang áp dụng ở ĐBSCL của Việt Nam hiện nay, vì mặc dù không diệt được hết rầy nhưng nông dân ở đây đã liên tiếp trúng mùa trong nhiều vụ vừa qua.

Thật vậy, chúng ta có thể kiểm điểm lại các nỗ lực và thành tựu vượt bậc đã đạt được trong vòng 4 năm qua:

- Trước tiên là gieo sạ né rầy đồng loạt trên diện rộng ở cấp cộng đồng, có nghĩa là nguyên cả một cánh đồng cùng với tổng số nông hộ đang canh tác trên đó. Ban đầu cũng gặp khó khăn, nhưng nạn rầy nâu di cưtheo gió có mang theo mầm bệnh Vàng Lùn kể từ đầu năm 2006 đã làm cho nông dân thức tỉnh: thay vì tranh thủ gieo sạ ngay thì bây giờ dù có làm đất sẵn cũng phải ráng chờ cho đến khi có thông báo lịch gieo sạ đồng loạt khi vừa hết đợt rầy di cư. Vì Ban chỉ đạo chống rầy đã bố trí 300 bẫy đèn ở khắp các tỉnh trong vùng để theo dõi mật số rầy di cưhàng đêm, và hôm sau số liệu đựơc các trạm gửi ngay về Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam để phân tích và xác định các cao điểm rầy vào đèn để dự báo và chỉ đạo lịch xuống giống né rầy. Cho nên mặc dù trúng con nước cần phải xuống giống nhưng vì sợ rầy đáp xuống ruộng lúa mà nhiều nơi nông dân phải điều chỉnh lại lịch xuống giống, mặc dù có khó khăn. Chúng tôi đã chụp được nhiều hình ảnh và đưa lên chiếu rộng rải trên các chương trìnhkhuyến nông của truyền hình trong vùng cho thấy chỉ mới 3 ngày sau khi sạ mà mỗi cây mầm lúa vừa vươn lên đã có 1-2 con rầy cánh dài chích hút do chúng mới di cưtới vào đêm qua

- Từ đó mà tập thể nông dân trên từng cánh đồng đã bắt đầu quen cách hợp tác để cùng có lợi chung. Muốn gieo sạ đồng loạt và sạ thưa theo chương trình “Ba giảm, ba tăng” thì phải dùng máy sạ hàng mới kịp thời gian. Rồi đến khi thu hoạch thì lúa chín đồng loạt nên không đủ nhân công, và phải nghĩ đến gặt đập bằng máy liên hợp. Thế là tập thể nông dân của cả cánh đồng hùn nhau mua máy, và hiện nay phong trào cơgiới hóa sản xuất lúa đang được phát triển rầm rộ. Chưa có ai dám nghĩ rằng chỉ trong 4 năm từ 2006 đến giờ mà cả ĐBSCL có đến trên 5.000 máy gặt đập liên hợp kiểu gia đình. Sự chuyển đổi nhanh quá nên mặc dù trong nước cũng có nhiều mẫu máy gặt đập liên hợp được sáng chế nhưng không thế sản xuất đồng loạt vì ngành cơkhí trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó mà các máy gặt đập liên hợp đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản và Trung Quốc, tạo một thị trường béo bỡ và giàu tiềm năng cho các nước này, nhưmột thách thức mà chúng ta cần sớm khắc phục.

- Hiện nay đang thực hiện mô hình “công nghệ sinh thái” nhằm kiến thiết lại đồng ruộng cho thân thiện với môi trường bằng cách trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch đến khống chế rầy nâu, nhằm thực hiện cái thứ ba của kỹ thuật “Ba giảm – Ba tăng” là giảm thuốc trừ sâu. Có hai mô hình đã được thực hịện rất thành công ở huyện Cai Lậy và Cái Bè của tỉnh Tiền Giang trong năm 2009. Mỗi mô hình là một cánh đồng có diện tích khoảng 30 héc ta với một cộng đồng của trên 30 nông hộ. Hoa được trồng trên bờ mẫu trước khi sạ và rồi xuống bờ cơm nếp sau khi vừa sạ xong. Đó chủ yếu là các lọai cỏ cho hoa có nhiều mật và phấn hoa, lại dễ trồng, ít chăm sóc và có hoa quanh năm; thí dụ nhưsài đất (Wedilia chinensis), xuyến chi (Bidens pilosa), cúc mặt trời (Colobogyne sp.). Còn có thể thêm rau đậu ăn trái như đậu bắp, mè, đậu nành vào lúc nào có thể, để thêm nguồn mật và phấn hoa cho thiên địch vừa cải thiện được lợi nhuận cho nông hộ (Hình 2). Năng suất lúa đạt gần 7 tấn/ha mà nông dân không phải phun thuốc trừ sâu lần nào trong suốt vụ, vì mật số rầy nâu luôn thấp hơn ruộng đối chứng do có rất nhiều thiên địch trong ruộng mô hình, đáng chú ý nhất là mật số nhóm ong ký sinh Anagrus spp. (Mymaridae, Hymenoptera) với tỉ lệ trứng rầy nâu bị ký sinh rất cao.

- Với thành công nầy, tỉnh Tiền Giang đã phát động phong trào nhân nhanh mô hình ra toàn tỉnh vào ngày 10.9.2010, và sắp tới tỉnh An Giang cũng sẽ làm lể phát động cho cả tỉnh trên nền sản xuất lúa “Một phải, Năm giảm” vào đầu năm 2011. Đây là cơsở để tạo cân bằng sinh thái cần thiết cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững, và là động lực cho phong trào sản xuất lúa theo tiêu chuẩn “Kỹ thuật nông nghiệp tốt” (GAP) đang được phát động ở ĐBSCL để tạo lúa hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Khác với hai trận dịch rầy nâu thuở trước, vào các năm 1977-1979 đã được đập tắt chủ yếu bằng giống lúa kháng rầy, và 1990-1992 nhờ kết hợp với biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). Lần nầy dịch rầy nâu vẫn kéo dài đến 5 năm rồi vì khả năng kháng của các giống còn rất yếu nên IPM phải được cải tiến: lấy kỹ thuật canh tác tốt làm then chốt để phát huy vai trò của thiên địch và thuốc trừ sâu chỉ đóng vai trò dập dịch khi khẩn cấp. Kết quả cho thấy:

- Việc gieo sạ né rầy đồng loạt, sạ thưa và giảm bón phân đạm lúc đầu đã tạo điều kiện cho cây lúa khỏe, khó cho sâu bệnh tấn công, phát triển và lây lan.

- Việc không phun thuốc trừ sâu sớm và trồng cây có hoa trên bờ ruộng đã tạo điều kiện cho thiên địch phát triển để làm tốt chức năng điều hòa sinh thái (ecological services).

- Chưa bao giờ vai trò của việc dùng thuốc vi sinh để trừ rầy nâu, nhưcác chế phẩm nấm xanh (M. anisopliae), nấm trắng (B. bassiana) được phổ biến rộng rải ở cấp cộng đồng nhưlúc này.

- Và cũng chưa bao giờ người nông dân đồng lọat hưởng ứng sự chỉ đạo sản xuất với tinh thần tự nguyện cao nhưlúc này. Đó là tiền đề để tiến đến nền sản xuất lớn lúa hàng hóa cho an ninh lương thực của cả nước và cả khu vực.

(Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 28/12/2010)

Tin liên quan

123movies