Họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2022, nhóm tư vấn - hợp tác công tư ngành hàng hồ tiêu

Ngày đăng: 30/07/2022 Lượt xem 2815
Ngày 29/7/2022, tại thành phố Hồ Chí Minh Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Hiêp hội Hồ tiêu Việt Nam, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững tại Việt Nam (IDH) tổ chức họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2022, nhóm tư vấn - hợp tác công tư ngành hàng hồ tiêu. Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Quý Dương, bà Hoàng Thị Liên Chủ tịch Hiêp hội Hồ tiêu Việt Nam và ông Huỳnh Tiến Dũng Giám đốc IDH đồng chủ trì cuôc họp.
       Thành phần tham dự cuộc họp gồm đại diện các cơ quan, đơn vị, công ty là thành viên Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) về Hồ tiêu, Công ty TNHH Eurofins, Công ty SGS Việt Nam… 
       Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, 70% hồ tiêu sản xuất ở Việt Nam đạt yêu cầu mức dư lượng tối đa cho phép (MRL), 25% nông dân trồng hồ tiêu tăng 20% thu nhập, 25.000 nông dân được tập huấn và tiếp cận dịch vụ nông nghiệp, 75.000 tấn hồ tiêu được sản xuất bền vững; tại cuôc họp sơ kết 6 tháng đầu năm các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả đạt đươc, đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề nổi cộm liên quan đến chất lượng chung của sản phẩm hồ tiêu Việt Nam khi xuất khẩu đến thị trường Mỹ, đó là các hoạt chất tồn dư trên sản phẩm hồ tiêu. 
       Theo ông Nguyễn Quý Dương, để giải quyết vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì cả hệ thống phải vào cuộc, bao gồm nhà nước, doanh nghiệp (khối tư), nhà nông và cả các tổ chức xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… Riêng khối tư là các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Nhóm hợp tác hiện có 8 doanh nghiệp tham gia và đang phát huy rất tốt vai trò trong nhóm công tư này. Đó là: liên kết sản xuất với nông dân, tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân… 
       Ngoài ra, nhóm công tư sẽ có chương trình tập huấn, đào tạo cho những nông dân nòng cốt về canh tác bền vững, sức khoẻ cây trồng, môi trường sinh thái, đặc biệt là vấn đề dư lượng thuốc BVTV. Đây là chiến lược mà Cục BVTV được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tài trợ xây dựng kế hoạch hành động đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
       Tại buổi sơ kết, hội nghị cũng đưa ra bàn thảo một số vấn đề khác mà các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế quan tâm, đó là việc sử dụng lao động trẻ em trong ngành hàng sản xuất hồ tiêu. Hoặc vấn đề suy thoái đất ngày một nghiêm trọng ở vùng trồng tiêu khu vực Tây Nguyên. 
Toàn cảnh cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 Nhóm tư vấn - Hợp tác công tư ngành hàng hồ tiêu

       Mục tiêu quan trọng nhất của chương trình nhóm công tư ngành hàng hồ tiêu là sản xuất an toàn, canh tác bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái. Ngoài các nội dung đào tạo, tập huấn, Cục Bảo vệ thực vât cũng đề xuất đưa vào 2 chương trình là xây dựng chiến lược quốc gia về Sức khoẻ cây trồng giai đoạn 2022 - 2030, trong đó lồng ghép các vấn đề an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý dịch hại xuyên biên giới; xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) giai đoạn 2022 - 2025 trong đó lồng ghép an toàn thực phẩm, quản lý dịch hại và rủi ro do thuốc BVTV gây ra.  

Tin liên quan

123movies