Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt

Ngày đăng: 12/06/2023 Lượt xem 3366
Ngày 09/6/2023 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được ban hành.
Theo đó, Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về những hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Trong đó, đặc biệt lưu ý các vấn đề sau
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt
Cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, ngoài hình thức phạt tiền và hình thức phạt bổ sung, các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về trồng trọt còn phải thực hiện các biện pháp khắc phụ hậu quả do hành vi vi phạm gây ra như sau:
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
- Buộc bổ sung mẫu lưu hoặc cung cấp mẫu lưu giống cây trồng đảm bảo chất lượng hoặc buộc lưu mẫu theo đúng quy định;
- Buộc nộp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đó;
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với vi phạm về sản xuất, buôn bán, kiểm định giống cây trồng; buộc tiêu hủy hoặc buộc tái xuất giống cây trồng đối với vi phạm về nhập khẩu giống cây trồng;
- Buộc phải lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định;
- Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm; kết quả lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kết quả kiểm định lô giống; kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng;
- Buộc xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước khi xây dựng công trình;
- Buộc thực hiện bóc riêng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước theo phương án sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình;
- Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại; sử dụng đúng mục đích nhập khẩu ghi trong Giấy phép nhập khẩu phân bón;
- Buộc tiêu hủy đối với phân bón được sản xuất không đúng loại phân bón, dạng phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
- Buộc tái xuất, tái chế hoặc tiêu hủy phân bón;
- Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón; kết quả lấy mẫu phân bón; kết quả thử nghiệm chất lượng phân bón;
- Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu;
- Buộc nộp lại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt: 
Theo Điều 3 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt là 01 năm.
Các trường hợp có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm bao gồm:
- Vi phạm hành chính về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
- Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.
- Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.
Các tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt theo Nghị định 31/2023/NĐ-CP
3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt theo Nghị định 31/2023/NĐ-CP bao gồm:
- Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
- Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
- Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
(Khoản 2 Điều 2 Nghị định 31/2023/NĐ-CP)
4. Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/7/2023.
Nội dung chi tiết Nghị định 31/2023/NĐ-CP ngày 9/6/2023 tham khảo tại đây.

Tin liên quan

123movies